Cấu tạo Koto (nhạc cụ)

Để làm ra đàn koto, trước tiên người thợ xẻ đốn gỗ từ cây Hông. Quy trình đó dùng để làm mặt đàn.Kích thước gần đúng của một cây koto là:

Chiều dài 164,5cm (64 3/4 in.)Chiều rộng 32,4 cm (12 3/4 in.)Chiều cao 24,1 cm (9,5 in. Bao gồm cả cầu đàn)

Gỗ được chuẩn bị để sản xuất đàn koto thường là những khối lớn và cần được xẻ ra thành các tấm gỗ có kích thước khác nhau dựa theo yêu cầu thiết kế và uốn cong tấm gỗ thành mặt đàn. Người thợ tiến hành bước này phải có sự tính toán tỉ mỉ để lượng gỗ đã được chuẩn bị từ trước được xẻ ra không bị thiếu hay thừa, đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện tốt. Sau khi xẻ gỗ xong, thành phẩm sẽ được ngâm qua các hóa chất chống mối mọt và mặt sau của ván gỗ uốn cong thành mặt đàn người thợ khắc hình zigzag đều nhau thẳng hàng; kế tiếp, người thợ nung nóng một thanh sắt để đốt cháy mặt đàn (hoặc dùng đèn khò). Biện pháp này giúp cho đàn làm ra bền hơn, khó bị các loại côn trùng mối mọt tấn công.

Sau đó, lấy một tấm gỗ nhẵn khác ốp lên mặt sau của mặt đàn. Tiếp theo, lấy nẹp gỗ và dây thừng để cố định đàn và dùng giấy ráp để làm nhẵn mặt đàn và phết nước sơn làm bóng mặt đàn. Cuối cùng, đàn sẽ được đục lỗ xỏ dây, gắn cầu đàn, làm nhạn đàn,...

Người Nhật ngày trước quỳ gối và đặt koto nằm ngang trên đùi khi chơi. Ngày nay có thể đặt đàn trên giá đỡ và nghệ sĩ có thể ngồi trên ghế. Thùng đàn dài hẹp, bên trong rỗng. Dây đàn gồm khoảng 13 sợi có thể điều chỉnh độ căng để chỉnh âm. Koto 80 dây, được gọi là hachijugen (kanji: 八十絃; hiragana: はちじゅげん) trong tiếng Nhật, là một phát minh của nhà soạn nhạc Nhật Bản Michio Miyagi, xuất hiện vào năm 1923. Ông đã thêm 67 dây vào thiết kế 13 dây truyền thống, âm sắc koto 80 dây trong trẻo giống như đàn hạc phương tây. Cùng với koto thông thường, 80 dây cung cấp một phạm vi cao hơn nhiều so với koto tiêu chuẩn. Nó được xem rộng rãi như một công cụ thử nghiệm ngắn.

Kích thước của đàn tranh koto tiêu chuẩn (13 dây) gồm: chiều dài 180cm (71inch), đầu nhỏ rộng 15cm và đầu lớn rộng 40cm.Chiều dài của loại đàn cao cấp được gọi là "Hongen" của phái Yamada-ryū là 6 xích 3 thốn (chừng 190 cm), còn của phái Ikuta-ryū là 6 xích (chừng 182 cm). Ngoài ra thì còn có nhiều loại khác có chiều dài lớn, nhỏ hơn hai cỡ này, nhưng ngoại trừ loại đàn Koto dùng để dạy ở trường thì phần lớn là kiểu đàn của phái Yamada-ryū. Trong Shōsō-in (Chánh Thương viện), bảo khố chứa các món đồ báu ở Nara còn lưu giữ mảnh khuyết của cây đàn Koto các thời đại trước, nhưng cấu tạo khác với loại đàn hiện nay, gồm 4 miếng ván khá mỏng ráp thành hình hộp. Cây đàn Koto hiện đại được chế tạo bằng cách khoét từ một loại gỗ để làm thành mặt trên của đàn và hai mặt bên, riêng mặt dưới được làm từ loại gỗ khác, sau đó ráp vào. Cách làm này được cho là xuất hiện từ thời Heian, sau đó được Yamada Kengyō cải tiến thành loại đàn Yamada-goto chủ lưu hiện nay. Phần thân đàn làm từ gỗ cây Kiri (một giống cây vông), cách chế tạo thì có hai loại là "Beta" và "Kiri-kō", loại sau cao cấp hơn. Ngày xưa thân đàn được trang trí nhiều tranh khảm như một thứ thể hiện địa vị của tầng lớp giàu có, nhưng đến thời Yamada Kengyō thì việc trang sức được hạn chế đến mức tối thiểu, tập trung vào âm sắc và dần dà càng có nhiều cây đàn đơn giản ra đời. Tuy nhiên chất lượng âm sắc của cây đàn có quan hệ mật thiết đến vẻ đẹp của vân gỗ làm đàn.

Người xưa xem cây đàn Koto như một con rồng, nên các bộ phận của đàn được đặt tên là:

  • Long giác (龍角 Ryū-kaku): cầu đàn
  • Long giáp (龍甲 Ryu-kō):
  • Ky (磯 Iso): cạnh đàn hoặc thành đàn
  • Khẩu tiền (口前 Kuchi-mae): hộp đóng đầu đàn
  • Tứ phân lục bản (四分六版 Shiburokuban): lỗ xỏ dây đàn
  • Miêu túc (猫足 Neko-ashi): chân đỡ đàn
  • Long thiệt (龍舌 Ryuzetsu):
  • Bách diệp (柏葉 Kashiwaba)
  • Vân giác (雲角 - Unkaku):
  • Con nhạn (柱 - Ji)
  • Long vĩ (龍尾 - Ryubi): đuôi đàn
  • Trường túc (長足 - Naga-ashi): đáy đàn
Dây đàn koto

Dây đàn

13 dây koto tiêu chuẩn


Buổi biểu diễn koto tại Himejijo kangetsukai, năm 2009Michiyo Yagi - nghệ sỹ Nhật chơi đàn koto 21 dây

Thông thường, đàn koto có 13 dây. Từ thời Nara, số lượng dây đã như vậy, mặc dù vào thời Edo có một số cây đàn koto có hơn 13 dây. Từ thời Meiji thì đàn koto nhiều dây, nhất là loại đàn 17 dây, xuất hiện nhiều hơn. Có nhiều loại dây to hay mảnh khác nhau, thường là màu vàng mặc dù màu đỏ hay xanh lá cây cũng nhiều. Dây đàn truyền thống làm từ tơ tằm bện thành dây thừng sợi nhỏ và giống như nhiều đàn dây của Nhật Bản khác được bện từ 4 sợi tơ thành 1 dây đàn. Dây đàn ngày nay hầu hết làm từ chất liệu polyester. Dây đàn bằng polyester có độ căng tốt hơn nên âm dài hơn và tốt hơn, lại không lo bị đứt khi đang diễn tấu, giá thành chế tạo lại thấp hơn nhiều. Vì thế, đàn với dây bằng polyester ngày nay trở nên phổ biến.Ngày nay, phiên bản hiện đại của đàn koto với 25 dây thường sử dụng là loại dây nylon bọc thép. Dây nylon cũng đã được giới thiệu để sản xuất một âm thanh to hơn, được ưa thích cho đi kèm vũ đạo. Để chơi âm nhạc hiện đại, koto với một số lượng lớn dây đàn đã được phát triển, tăng phạm vi của dây đàn. Koto có sẵn với 13, 17, 18, 21, hoặc 25 dây, mặc dù các công cụ có dây khác đang có sẵn theo yêu cầu. Loại 17 dây gọi là 17-string koto (十七絃 hay 十七弦, jūshichi-gen?).

Đàn Koto cổ điển gồm 13 dây, ứng với 13 âm sắc lần lượt là: Ichi (nhất), Ni (nhị), San (tam), Shi (tứ), Go (ngũ), Roku (lục), Shichi (thất), Hachi (bát), Kyū (cửu), Jū (thập), Tō (đấu), I (vi) và Kin (cân). Trong đó:

- Dây thứ nhất (Ichi 一): tương đương với nốt Rê

- Dây thứ hai (Ni/nhị 二): tương đương với nốt Mi

- Dây thứ ba (San/tam 三): tương đương với nốt Fa

- Dây thứ tư (Shi/tứ 四): tương đương với nốt La

- Dây thứ năm (Go/ngũ 五): tương đương với nốt Si giáng

- Dây thứ sáu (Roku/lục 六): tương đương với nốt Rê thứ

- Dây thứ bảy (Shichi/thất 七): tương đương với nốt Mi thứ

- Dây thứ tám (Hachi/bát 八): tương đương với nốt Fa thứ

- Dây thứ chín (Kyū/cửu 九): tương đương với nốt La thứ

- Dây thứ mười (Jū/thập 十): tương đương với nốt Si giáng cao

- Dây thứ mười một (Tō/đấu 斗): tương đương với nốt Rê cao

- Dây thứ mười hai (I/vi 為): tương đương với nốt Mi cao

- Dây cuối cùng (Kin/cân 巾): tương đương với nốt Fa cao

13 nốt tương đương 13 dây theo thang âm tiêu chuẩn của Nhật (平調子の音階, nihongo: Hirajōshi no onkai).

Ngoài ra cũng có ba loại thang âm là Nogichōshi (乃木調子), dành cho diễn tấu nhạc enka, Kumoichōshi (雲井調子) và thang âm Đồ rê mi (ドレミの音階 - Doremi no onkai). Trong Tsukushi-goto lại gọi bằng tên khác. Về độ lớn thì dây đàn có nhiều kích cỡ, trước đây thì loại dây nhuộm vàng là phổ biến, hiếm khi thấy dây nhuộm đỏ và xanh nhưng hiện nay màu trắng tự nhiên lại được ưa chuộng. Về cấu tạo của dây đàn Koto thì cũng giống như dây nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác, gồm 1 sợi dây đơn được bện thêm 4 sợi khác, cố định bằng keo. Về chất liệu thì dây đàn Koto vốn là sợi lụa, nhưng hiện nay, dây đàn Zoku-sō (俗箏 tục tranh) chủ yếu được chế từ sợi Polyestel. Dây Polyestel có tính đàn hồi cao, khi kéo căng thì để lại dư âm dài, âm sắc tốt nên được ưa chuộng. Dùng dây Polyestel không lo bị đứt giữa chừng khi biểu diễn và giá thành cũng rẻ hơn dây lụa, đây là lý do chính khiến dây Polyestel trở nên phổ cập. Tuy nhiên vẫn có nhiều người ưa chuộng âm vang độc đáo của dây lụa, nhất là âm thanh khi dùng tay khảy vuốt dây, thì âm sắc của dây lụa tốt hơn nên cho đến bây giờ thì trong Gaku-sō (楽箏 nhạc tranh) chủ yếu vẫn dùng dây lụa. Cũng từ koto tiêu chuẩn 13 dây mà ta cũng suy ra những nốt còn lại cho các dây koto loại 17, 20, 25, 30, 32 và 80 dây tuỳ theo sự lên dây chỉnh nhạn và âm vực của đàn trầm hay bổng.

Khi chơi những bài nhạc phương Tây, âm thanh của koto nghe sẽ rất giống với guitar. Koto 80 dây, được gọi là hachijugen (kanji: 八十絃; hiragana: はちじゅげん) trong tiếng Nhật, là một phát minh của nhà soạn nhạc Nhật Bản Michio Miyagi, xuất hiện vào năm 1923. Ông đã thêm 67 dây vào thiết kế 13 dây truyền thống, âm sắc koto 80 dây trong trẻo giống như đàn hạc phương tây. Cùng với koto thông thường, 80 dây cung cấp một phạm vi cao hơn nhiều so với koto tiêu chuẩn. Nó được xem rộng rãi như một công cụ thử nghiệm ngắn. Nhà soạn nhạc Miki Minoru và Nosaka Keiko cùng hợp tác khai phá năm 1969, loại 25 dây, loại 30 dây, loại 32 dây. Tất cả đều là sản phẩm của các nhà soạn nhạc hiện đại khai phá cho nhạc phẩm của họ. Trong số này thì loại Koto 20 dây là được sử dụng nhiều hơn cả, dần dần trở nên phổ cập.Địa phương sản xuất đàn Koto nổi tiếng ở Nhật là thành phố Fukuyama thuộc tỉnh Hiroshima, chiếm 7 phần sản lượng toàn quốc.

Loại koto hiện đại gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh thông qua một amplifier hay PA system (hệ thống phân bố và khuếch đại âm thanh điện tử thông qua microphone, amplifier và loa) gọi là đàn Elec koto (エレキ箏), là sự kết hợp giữa koto truyền thống và guitar điện để chơi nhạc rock.

Móng đàn

Móng đàn (gọi là koto tsume -箏爪). Người chơi đàn đeo móng đàn (móng gảy) vào ba ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn. Tùy từng phái mà hình dáng của móng gảy có thể là tròn hay vuông, độ lớn bé cũng khác. Như phái Ikuta thì dùng móng gảy to hình vuông, còn phái Yamada thì dùng móng gảy tròn hoặc đầu tròn. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, móng gảy có xu hướng mỏng đi.Nuôi móng tay dài có thể chơi koto mà không cần đeo móng đàn. Hoặc có thể chơi bằng phần đầu bụng của ngón tay để gảy.

Nhạn đàn và cầu đàn

Nhạn đàn

Nhạn đàn (kanji: 柱, hiragana: じ, romaji: ji) và cầu đàn koto xưa làm bằng ngà voi. Tuy nhiên ngày nay do ngà voi đắt tiền, nên cầu đàn và nhạn đàn bằng chất liệu tổng hợp khá phổ biến. Có cây đàn koto mà cầu đàn và nhạn đàn làm bằng xương cá voi. Thông thường, hầu hết các con nhạn koto đều vuông cạnh và có hình chữ A, màu trắng và cũng có những loại màu đen và bằng nhựa PVC.